Cố đô gây ấn tượng với gia tài ẩm thực đồ sộ, gồm vô vàn loại bánh ở Huế . Sau đây là 15 món bánh Huế nổi tiếng sở hữu hương vị đậm đà khó quên mà nhất định bạn phải thử một lần khi ở Huế. Hãy cùng hueonline.com.vn tìm hiểu nhé!
1.Bánh ướt Huế
Tuy khá phổ biến ở nhiều vùng miền, nhưng bánh ướt Huế có hương vị độc đáo rất riêng. Loại bánh Huế này được làm từ bột gạo pha cùng bột năng hoặc bột khoai mì theo tỉ lệ đặc biệt, sau đó tráng mỏng, hấp chín ăn cùng nhiều loại nguyên liệu hấp dẫn. Du khách có thể lựa chọn thưởng thức: bánh ướt tôm chua, bánh ướt tôm cháy, bánh ướt thịt heo, bánh ướt thịt nướng,…
2.Bánh khọt Huế
Bên cạnh thưởng thức các món bánh Huế truyền thống đậm chất cố đố, bạn cũng có thể đổi vị với món bánh khọt – đặc sản Vũng Tàu. Bánh có kích cỡ nhỏ, vàng ươm, giòn tan với nhân tôm ngọt thịt và phía trên là lớp mỡ hành béo ngậy, hấp dẫn. Khi ăn, thực khách sẽ dùng xà lách, rau cải để cuộn bánh khọt Huế cùng rau sống và chấm với nước mắm tỏi ớt chua ngọt đậm đà.
3.Bánh đúc Huế
Chỉ cần một lần nếm thử, bạn sẽ nhận ra sự hương vị bánh đúc Huế thật sự khác biệt, không thể nhầm lẫn với các loại bánh đúc của những vùng miền khác. Bánh Huế này có hai loại: bánh đúc mắm nêm và bánh đúc mật. Trong đó, bánh đúc mắm nêm có màu trắng, ăn cùng mắm nêm ớt cay mặn, thường được bán quanh năm tại các chợ ở Huế. Bánh đúc mật có màu xanh lá ăn cùng nước mật ngọt thanh nhẹ, lạ miệng và chỉ thường bán vào dịp đầu năm mới.
4.Bánh canh cua
Bánh canh cua cũng là một trong những món ngon khó bỏ qua trong vô vàn món ngon xứ Huế. Cua mua về được người ta làm sạch, luộc chín rồi đem tách riêng phần thịt. Công đoạn này cần nhiều sự tỉ mỉ, khéo léo để giữ được nguyên miếng thịt cua thơm ngon. Phần thịt vụn hơn sẽ được trộn cùng gạch cua và một số nguyên liệu để làm thành những viên chả cua thả vào nồi nước dùng. Khi thực khách gọi món, chủ quán luộc bột chín tới, gắp lên trên những miếng thịt cua được tách sẵn, thêm vài viên chả cua, chút hành lá xắt nhỏ và chan nước dùng ngập tô bánh canh.
5.Bánh bèo
Bánh bèo là một trong những món ngon đặc sản ở Huế có giá rất bình dân. Những chiếc bánh được đặt trong chiếc bát nhỏ bình dị ấy đã làm biết bao thực khách phải xiêu lòng khi đến vùng đất Cố đô này. Bánh bèo làm không khó, nguyên liệu làm bánh chỉ là gạo xay thành bột mịn, đem ngâm nước vài phút để có độ dẻo, lỏng vừa phải, sau đó múc vào từng chén nhỏ, xếp vào vỉ đem hấp chín bằng hơi. Khi bánh chín cho thêm gia vị như: tôm đâm nhuyễn, hành lá, tép mỡ, và chan một ít dầu béo thực vật lên chén bánh trước khi ăn.
Thưởng thức bánh bèo đúng nghĩa phải là bánh được làm trong từng chén nhỏ, và được sắp lên những cái mẹt tre. Được thưởng thức những chén bánh bèo thơm ngon bên dòng sông Hương thanh bình, lắng nghe các bậc tiền bối ca những câu hò quê hương trong trẻo mượt mà, đó mới thực sự là tinh hoa của văn hóa Huế.
6.Bánh ướt cuốn tôm chua
Huế được coi là kinh đô ẩm thực Việt với những món ngon đậm chất cung đình, được trang trí rất kì công đẹp mắt. Và món bánh ướt cuốn tôm chua được biến tấu từ món bánh ướt bình dị kèm theo tôm chua – hương vị của Huế khiến các thực khách không thể nào quên. Món Bánh ướt cuốn tôm chua tuy dân dã nhưng một thời được vua chúa hết sức tâm đắc, món ăn này thường hiện diện trên bàn ăn của vua. Nguyên liệu làm món ăn này không khó kiếm bánh ướt mỏng, thêm một ít rau như xà lách, rau thơm, rau muống, bún, khoai lang nấu chín xắt thẻ. Cuộn tròn bánh gọn gàng, cắt thành từng miếng, xếp lên dĩa. Gắp thêm nhúm cà rốt, đu đủ trộn tôm chua, vài lát thịt heo ba chỉ. Bí kíp để món bánh ướt trở nên đặc biệt là nhờ vào nước xốt.
7.Bánh chưng Nhật Lệ
Đặc sản này có xuất xứ từ con phố Nhật Lệ trong thành Nội, nơi tập trung hàng chục lò làm bánh. Bánh thơm dẻo, ăn rất khoái khẩu do sự kết hợp nhuần nhuyễn mùi vị giữa nhân đậu, thịt (mỡ và nạc) với gạo nếp và các loại gia vị như tiêu, hành. Người ăn quen lâu ngày thành nghiện, thành thèm. Ăn bánh chưng Nhật Lệ khi nguội ngon hơn khi nóng. Bóc lớp lá chuối ra, màu bánh xanh thơm.
8.Bánh canh cá lóc
Với người Huế, bánh canh cá lóc là món ăn quen thuộc đến nỗi mỗi ngày ăn hoài vẫn không thấy chán. Để làm ra được món bánh canh cá lóc, người Huế rất cầu kỳ, tỉ mỉ trong nhiều công đoạn chế biến. Công đoạn đầu tiên chính là chế biến bánh canh. Dù hiện nay có rất nhiều địa chỉ bán bột bánh canh chế biến sẵn, nhưng nhiều quán vẫn chọn cách làm thủ công để giữ được hương vị truyền thống của món bánh này. Tiếp đến, việc chọn và chế biến cá lóc cũng đòi hỏi sự sành sỏi của người chủ quán. Cá lóc phải là cá cỡ lớn, tươi nguyên được đem hấp chín tới. Sau đó, người ta tách riêng thịt, lòng, xương, đầu cá ra từng tô. Phần xương, đầu cá được nấu lên để lấy nước ngọt. Lòng cá lóc được để riêng bán cho những khách muốn ăn bánh canh lòng cá lóc. Còn thịt cá được cắt cỡ vừa, ướp cùng hành, mắm ruốc… cho thêm vị đậm đà rồi xào cho thật săn.
9.Bánh nậm Huế
Bánh nậm là một trong những đặc sản ở Huế, nổi tiếng và dễ dàng tìm thấy ở bất cứ đâu khi đến Huế, từ các gánh hàng rong, quán ăn bình dân trên phố hay các nhà hàng sang trọng. Loại bánh Huế này được làm từ bột gạo tráng mỏng, gói trong lá dong, ăn cùng chả tôm và nước mắm cay ngọt.
Gợi ý quán ngon:
- Quán bánh Huế Bà Đỏ: Số 8 Nguyễn Bỉnh Khiêm, P. Phú Cát , TP. Huế
- Quán bánh Huế Thúy: Số 16 Phạm Hồng Thái, TP. Huế
- Quán bánh Huế Bà Huế: Số 109 Lê Huân, TP. Huế
10.Bánh bột lọc Huế
Hiện nay, bánh bột lọc Huế đã có mặt ở khá nhiều nơi nhưng bạn đừng bỏ lỡ cơ hội được thưởng thức nguyên bản hương vị của món bánh này khi có dịp đến cố đô. Loại bánh Huế này chinh phục mọi thực khách ngay cái nhìn đầu tiên. Bột bánh trong suốt, dai sần sật, điểm xuyến bên trong là màu đỏ gạch của tôm cùng lát thịt ba chỉ thái nhỏ. Khi ăn, bánh được chấm ngập trong nước mắm cay ngọt đặc trưng xứ Huế.
Gợi ý quán ngon:
- Quán số 1, Hàng Me, TP. Huế.
- Quán số 12, 45 đường Võ Thị Sáu, TP. Huế.
Tổng kết
Trên đây là tổng hợp 10 loại bánh ở Huế bạn nên thử khi đặt chân đến nơi đây. Vậy nên, bạn hãy một lần đến cố đô để thưởng thức trọn vẹn hương vị của các loại bánh và thỏa sức vi vu, tham quan xứ Huế mộng mơ với những đền đài lăng tẩm nhuốm màu thời gian.
Xem thêm: Các loại chè ngon ở Huế mà bạn nên thưởng thức
Xem thêm: Cách làm bún bò Huế chuẩn vị